LightBlog

Thị trường Nhật bản - đỉnh cao của xuất khẩu lao động

Nhật Bản Today - Chương trình thực tập sinh Nhật Bản về cơ bản là chương trình phái cử, nhưng thực chất là mô hình xuất khẩu lao động sang Nhật Bản. 
Nói đây là ''đỉnh cao của xuất khẩu lao động'' thì cũng không sai nếu xét trên phương diện tổng thể bao gồm: khả năng đi của người lao động, số lượng thực tập sinh đi hàng năm, mức lương trung bình thực tập sinh nhận đươc, và thêm hai cái “đỉnh” nữa là: mức chi phí người lao động phải bỏ ra để có thể tham gia lao động tại Nhật Bản và thời gian từ lúc bắt đầu tham gia đến khi xuất cảnh.
Thực tập sinh kỹ năng đươc ra đời từ chương trình tu nghiệp sinh từ vài năm trước đây. Về cơ bản, nó đều là chương trình phái cử, công ty A ở Việt Nam phái cử công nhân của công ty sang Nhật Bản tu nghiệp và trở về công tác tại công ty. Theo hình thức này, bên phía đối tác Nhật Bản tài trợ hoàn toàn chi phí từ đào tạo, vé máy bay, thủ tục,… Thường thì các công ty phái cử là công ty sản xuất lớn, quy mô và có hợp tác với bên phía Nhật Bản.
Nhưng do Nhật Bản là đất nước có dân số già, nguồn lao động phổ thông thiếu trầm trọng, doanh nghiệp Nhật Bản vẫn tìm nguồn lao động tốt từ nước ngoài. Phần lớn tu nghiệp sinh Nhật Bản đến từ Trung Quốc và một số quốc gia trong khu vực Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam.
+ Khả năng đi của người lao động tham gia chương trình thực tập sinh Nhật Bản có thể nói là thấp nhất trong tất cả các thị trường xuất khẩu lao động truyền thống như Đài Loan, Malaysia, các nước Trung Đông,…
+ Mức chi phí của thực tập sinh. Chi phí bao gồm rất nhiều khoản, thêm vào đó người lao động thường đi qua cò, họ phải trả cho cò khoản chi phí khá lớn, lên tới vài nghìn USD. Chi phí đi Nhật bao gồm cả tiền phí và tiền đặt cọc, các khoản này cũng phải đến cả chục ngàn USD.
+ Thời gian từ khi bắt đầu tham gia. Để thực tập sinh kỹ năng//tu nghiệp sinh Nhật Bản có thể bay, mức thời gian trung bình lên tới 5-6 tháng là nhanh, chậm thì có thể 1-2 năm. Thực tập sinh phải học thật, thi thật với người Nhật, không phải cứ có tiền là đi được. Những đơn tuyển dụng do người Việt tuyển hộ thì thường bị hủy, gây ảnh hưởng rất lớn đến người lao động, nhưng đơn tuyển dụng do người Nhật trực tiếp tuyển thì lại rất khắt khe
+ Tỷ lệ tham gia đi được: Trước kia, cứ 10 người tham gia thì chỉ có 2-3 bạn có thể bay được. Trong thời gian gần đây, tỷ lệ này được nâng lên khá cao, lên tới 7-8 người. Tỷ lệ này thấp do rất nhiều lý do, nhưng có 3 lý do chủ yếu:
                Bỏ cuộc giữa chừng do tiếng khó, thời gian đi lâu không theo được
                Chi phí phát sinh nhiều, chi phí đi cao, đặt cọc lớn
                Không được thi, thi đỗ thì đơn tuyển dụng bị hủy. Đây là lý do lớn nhất
Thị trường Nhật bản - đỉnh cao của xuất khẩu lao động
Muốn đi Nhật: phải học thật, làm việc nghiêm túc
+ Xuất khẩu lao động sang Nhật là thị trường lớn nhất trong các nước tiên tiến mà Việt Nam hợp tác. Trong tương lai, thị trường này sẽ phát triển mạnh hơn do quan hệ xấu dần giữa Trung Quốc và Nhật bản (trước đây 90% thực tập sinh/tu nghiệp sinh là người Hoa) Cơ hội là rất lớn cho người lao động Việt Nam. Để làm tốt hơn thị trường này, bộ phận quản lý phải có cách ngăn chặn người lao động bỏ trốn, doanh nghiệp Nhật có người lao động bỏ trốn thường dừng làm người lao động Việt Nam, điều này hạn chế nhiều cho các lớp lao động sau khi lớp trước xảy ra tình trạng này.
Ngoài ra, tu nghiệp sinh/ thực tập sinh về nước được tạo điều kiện rất tốt khi hoàn lại xã hội. Họ được ưu tiên rất nhiều trong các doanh nghiệp Nhật tại Việt Nam, các doanh nghiệp liên kết với Nhật Bản. Họ có thể làm thêm nhiều lĩnh vực khác do tiếng Nhật rất tốt như các mảng du lịch, sư phạm, thương mại,…
Xuất khẩu lao động Nhật Bản xứng đáng là thị trường lao động tốt nhất hiện nay của lao động Việt Nam!
Share on Google Plus

About James