LightBlog

Người Nhật bất chấp rủi ro với tàu siêu cao tốc

Nhật Bản Today - Nhật Bản thực sự phải bắt đầu cuộc tìm kiếm công nghệ mới để không đánh mất vị trí tiên phong trong lĩnh vực tàu cao tốc, đồng thời giành lấy những hợp đồng trị giá hàng tỷ USD.
 
Người Nhật bất chấp rủi ro với tàu siêu cao tốc
Tàu Maglev thế hệ mới có thể đạt tốc độ 506km/h

Maglev - Tốc độ càng cao, giá càng đắt

Năm 1964, Nhật Bản giới thiệu chiếc Shinkansen đầu tiên, đáp ứng tất cả yêu cầu mà quốc gia này đang cần nhất: Kiểu dáng đẹp, mạnh mẽ và độ an toàn cao. Thời gian chậm chuyến trung bình 36 giây/năm, kể cả khoảng thời gian Nhật Bản phải hứng chịu động đất hay bão. Mỗi ngày, Shinkansen vận chuyển 930.000 hành khách. Vào giờ cao điểm, những chuyến tàu hình viên đạn này vẫn rời ga các sân ga trong thành phố với tần suất 6 phút/chuyến.
 
"Với nước Mỹ, vấn đề quan trọng là việc làm. Nếu dự án này cung cấp đủ việc làm cho người dân Mỹ, nó sẽ được đầu tư. Tuy nhiên, Nhật Bản sẽ chỉ bán được công nghệ này khi họ đã có một hệ thống tàu maglev hoạt động an toàn và hiệu quả chứ không chỉ giới thiệu bằng mồm như hiện nay”.
Ông Paul Wan
nhà phân tích đầu tư tại CLSA Hồng Kông
Tuy nhiên, 50 năm đã qua, công nghệ này cần phải được cải thiện. Nhật Bản đang phải đối mặt với sự cạnh tranh mạnh mẽ không chỉ từ các đối thủ đến từ Pháp, Đức, Trung Quốc... Và một lần nữa người Nhật lại "đi trước thế giới một bước" bằng thế hệ tàu maglev (magnetic levitation).  Maglev có thể đạt tốc độ 506km/h, sử dụng cực nam châm điện vô cùng mạnh, nâng con tàu lên khỏi đường ray, loại bỏ hoàn toàn lực ma sát. Nhật Bản hiện đang giữ kỉ lục thế giới về tốc độ tàu cao tốc khi 1 chiếc maglev có người lái đạt tốc độ 581km/h. 
Chi phí cho thế hệ tàu tiếp theo này thực sự khiến người nghe phải hoa mắt. Nhật Bản dự kiến chi tới 100 tỷ USD để xây đường ray dành cho tàu maglev thế hệ mới trên đoạn đường nối Tokyo với Nagoya dài 286km. 80% đoạn đường (246km) sẽ chạy trong đường hầm vì đây là vùng núi chính, vì thế chi phí triển khai xây dựng vô cùng lớn. Kế hoạch này cũng gây nhiều lo ngại rằng, đây có thể là ý tưởng hay nhưng lại không có tính thực tế dù nó chỉ được chính thức triển khai vào năm 2027. 

Công ty đường sắt tư nhân JR Tokai từng xây dựng tuyến đường ray Tokaido Shinkansen có ý định sẽ chịu khoảng 88,1 tỷ USD chi phí xây dựng. Ngoài ra, công ty này có kế hoạch mở thêm tuyến mới từ Tokyo đi Osaka vào năm 2045. 


Nguy cơ thừa công suất

Tuy nhiên, bất chấp giấc mơ giảm thời gian hành trình Tokyo - Nagoya từ 100 phút xuống còn 40 phút, và Tokyo - Osaka từ 145 phút xuống 67 phút, dự án này vẫn phải đối diện với rất nhiều hoài nghi. Theo Viện Nghiên cứu Dân số và An sinh xã hội quốc gia Nhật, năm 2045 khi tuyến maglev đầu tiên đi vào hoạt động cũng là thời điểm dân số Nhật giảm từ 127 triệu xuống còn 105 triệu. Vì thế, nhu cầu đi lại thực tế sẽ thấp hơn công suất thiết kế.

“Về cơ bản, JR Tokai là công ty điều hành đường sắt có lợi nhuận lớn nhất ở Nhật. Phần lớn số tiền họ kiếm được sẽ sử dụng để đầu tư cho dự án tốn kém này. Đó cũng là lý do các nhà đầu tư khác sẽ không tha thiết, đặc biệt khi khung thời gian thực hiện dự án này quá dài” - Paul Wan nhà phân tích đầu tư tại CLSA Hồng Kông nhận xét. 

Wan nói: “Tôi có thể hiểu vì sao nhiều người có thái độ tiêu cực với dự án này. Nếu bạn nhìn vào nước Nhật trong vòng 20 năm vừa qua, nền kinh tế vẫn đang ngụp lặn trong giảm phát. Không những thế, dân số Nhật còn đang giảm sút, không ai muốn sinh con. Liệu họ có cần tới dịch vụ tàu maglev trong vòng 30 năm tới hay không vẫn là một dấu hỏi lớn”. 


Chào hàng người Mỹ

Tháng trước, một chương trình trải nghiệm tàu maglev cho các chính trị gia Mỹ đã diễn ra ở Nhật Bản. Với đề nghị thiết lập 1 tuyến maglev hàng tỷ USD nối New York và Washington D.C, giảm thời gian đi lại từ 3 tiếng xuống còn 1 tiếng, JR Tokai cho rằng, nếu Mỹ chấp nhận đầu tư công nghệ này, nhiều nước khác sẽ làm theo. 

Theo CNN, đối với Thủ tướng Nhật Shinzo Abe, công nghệ này có thể khó bán được nhưng ông vẫn hoàn toàn ủng hộ hết mình. Ông nói: “Sử dụng công nghệ này để hành trình đi lại giữa New York và Washington D.C chỉ còn chưa đầy 1 giờ đồng hồ, mọi người sẽ không phải đối mặt với tắc đường khiến thần kinh căng thẳng, đồng thời tiết kiệm 443.000 gallon nhiên liệu và 682.000 giờ vốn vẫn đang bị lãng phí hàng năm. Tại Nhật, mọi sự chuẩn bị đều đã sẵn sàng và chỉ hướng về ngày khởi công tuyến Tokyo - Nagoya. Tuy nhiên trước đó, có thể tuyến maglev đầu tiên trên thế giới  sẽ là tuyến nối Baltimore và Washington D.C. Tôi đã đề xuất việc này với Tổng thống Obama”. 

Trên thực tế, dù Nhật Bản cam kết sẽ hỗ trợ miễn phí hệ thống đường ray và nâng tàu cho tuyến đường đầu tiên New York - Washington D.C (nối Thủ đô với vùng Baltimore) thì những nghi ngại vẫn tồn tại khi hệ thống chưa được kiểm chứng thực tế.

Share on Google Plus

About JW Tuấn Vũ