LightBlog

Nhật Bản xoá bỏ hơn 7.000 dòng thuế: Dệt may, thuỷ sản, rau quả tươi hưởng lợi

Nhật Bản Today - Ngay khi hiệp định Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam-Nhật Bản có hiệu lực, Nhật Bản ngay lập tức loại bỏ thuế quan đối với 7.287 dòng thuế, tương đương 80% biểu thuế.

Nhật Bản xoá bỏ hơn 7.000 dòng thuế: Dệt may, thuỷ sản, rau quả tươi hưởng lợi

Hàng hoá Việt Nam có thêm lợi thế vào Nhật Bản. Ảnh minh hoạ


Ngày 21/7, Toạ đàm Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam-Nhật Bản (VJEPA) giai đoạn 2015-2019 đã nêu rõ những cơ hội và thách thức cho doanh nghiệp Việt.

Hơn 7.287 dòng thuế được xoá bỏ

Cụ thể, hiện nay Việt Nam và Nhật Bản có hai hiệp định mà hai bên có cam kết sâu sắc về thuế quan đó là VJEPA và Hiệp định thương mại tự do giữa ASEAN và Nhật Bản (AJCEP)

Việt Nam cam kết loại bỏ thuế quan đối với 82% giá trị nhập khẩu từ Nhật Bản trong 16 năm và 69% giá trị nhập khẩu trong vòng 10 năm. Ngược lại, Nhật Bản cam kết loại bỏ thuế quan đối với 94% giá trị nhập khẩu từ Việt Nam trong vòng 10 năm.

Ngay khi hiệp định có hiệu lực, Nhật Bản ngay lập tức loại bỏ thuế quan đối với 7.287 dòng thuế, tương đương 80% biểu thuế.

Trong VJEPA, trong vòng 10 năm, khoảng 92% hàng hoá sẽ được miễn thuế khi vào thị trường của mỗi bên. Việt Nam cam kết tự do hoá 87,66% kim ngạch thương mại trong 10 năm.

Nhật Bản cam kết tự do hoá đối với 94,53% kim ngạch trong vòng 10 năm.

Thuỷ sản, dệt may, nông sản...được hưởng lợi

Sản phẩm công nghiệp (lĩnh vực mà thuế suất Nhật Bản đã rất thấp: Nhật Bản cam kết cắt giảm thuế bình quân từ 6,51% băm 2008 xuống 0,4% vào năm 2019.

Sản phẩm dệt may xuất khẩu sang Nhật Bản được hưởng mức thuế 0% (giảm từ 7%) ngay từ khi hiệp định có hiệu lực.

Sản phẩm da, giày được hưởng thuế suất 0% trong lộ trình từ 5-10 năm.

Sản phẩm nông sản, đây là lĩnh vực mà Việt Nam óc thế mạnh nhưng Nhật Bản bảo hộ mạnh mẽ. Nhật Bản cam kết sẽ cắt giảm thuế bình quân từ 8,1% xuống còn 4,74% vào năm 2019.

Rau quả tươi, được hưởng thuế suất 0% sau 5-7 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực.

Thuỷ sản (lĩnh vực đem lại lợi ích xuất khẩu lớn nhất cho Việt Nam từ việc thực thi VJEPA), Nhật Bản giảm thuế từ 5,4% năm 2008 xuống còn 1,31% năm 2019. Đặc biệt, tôm cua, ghẹ và một số sản phẩm cá sẽ được hưởng thuế suất 0% ngay sau khi Hiệp định có hiệu lực.

Hiệp định VJEPA góp phần đáng kể vào tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của VN sang Nhật Bản.

Năm 2014, Nhật Bản là đối tác thương mại lớn thứ 4, là thị trường xuất khẩu thứ 3 của Việt Nam sau Hoa Kỳ và Trung Quốc.

Cụ thể, tính trong năm 2014 xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản đạt 14,7 tỷ USD, tăng 7,7% trong đó tập trung chủ yếu ở các nhóm hàng: Dệt may; phương tiện vận tải và phụ tùng; dầu thô; máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác; hàng thuỷ sản…

Trong khi đó, nhập khẩu từ Nhật Bản cũng đạt 12,9 tỷ USD, tăng 11% chủ yếu là các máy móc, thiết bị công nghiệp, máy vi tính, sắt thép và vải các loại...

Nhật Bản đang dịch chuyển nhập khẩu từ Trung Quốc sang Đông Nam Á

Về triển vọng thị trường trong thời gian tới khi mà những hàng rào thuế quan ngày càng giảm sâu, ông Tạ Đức Minh nhận định Nhật Bản sẽ trở thành nước nhập siêu sau 31 năm liên tục xuất siêu với mức độ cao.

Các mặt hàng lâu nay được bảo hộ một cách truyền thống đang đứng trước xu hướng phải nới lỏng bảo hộ.

"Nhật Bản đang có xu hướng chuyển nhập khẩu nhiều loại mặt hàng từ Trung Quốc sang nhập khẩu từ Việt Nam và các nước Đông Nam Á khác”, ông Minh cho hay.

Hàng hoá Việt Nam vào Nhật Bản: Vẫn mắc cạn

Đánh giá về triển vọng của các hiệp định này, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Cẩm Tú cho biết đây là nền tảng, mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp Việt Nam nhưng cũng chứa đựng lắm thách thức.

TS. Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam cho biết hàng hoá vào Việt Nam vào Nhật Bản vẫn chiếm tỷ lệ nhỏ. Thách thức lớn nhất là hàng Việt Nam không qua được các quy định kiểm định an toàn vệ sinh thực phẩm, hàng rào kĩ thuật, hàng rào thủ tục, chế độ bảo hộ...của Nhật Bản.

Ông Nguyễn Sơn, Phó Văn phòng Ban chỉ đạo liên ngành hội nhập quốc tế và kinh tế, Bộ Công Thương cũng dẫn chứng, theo số liệu WTO nhập khẩu hàng hóa từ các nước và vùng lãnh thổ vào Nhật Bản là 886 tỷ USD, riêng Việt Nam là 13,56 tỷ USD.

Như vậy, giá trị hàng hóa mà Việt Nam xuất, nhập khẩu vào nước này vẫn chỉ chiếm thị phần nhỏ, chưa đến 2%.

Theo đó, ông Tạ Đức Minh khuyến nghị để xâm nhập được vào thị trường Nhật Bản cũng như tận dụng được những ưu đãi về thuế quan doanh nghiệp Việt cần phải:

Một là, khai thác mạnh nhu cầu nhập khẩu của Nhật Bản. Nâng cao chất lượng, cải thiện mẫu mã sản phẩm, đa dạng hoá mặt hàng xuất khẩu.

Hai là, đảm bảo an toàn thực phẩm, quy tắc xuất xứ, quy trình sản xuất của phía Nhật Bản. Lưu ý đặc biệt với mặt hàng thuỷ sản, trái cây…

Ba là, tận dụng ưu thế đón làn sóng đầu tư mới của Nhật Bản sang Châu Á trong đó có Việt Nam.

Bốn là, doanh nghiệp chủ động tìm hiểu về các hiệp định cũng như về tâm lý khách hàng Nhật Bản. Duy trì mối quan hệ làm ăn lâu dài, chữ tín lên hàng đầu…
Share on Google Plus

About JW Tuấn Vũ

0 comments:

Post a Comment